Phải Làm Gì Khi Kẹt Tiền Đóng Phí Bảo Hiểm Nhân Thọ?

Phải Làm Gì Khi Kẹt Tiền Đóng Phí bảo Hiểm Nhân Thọ
Phải Làm Gì Khi Kẹt Tiền Đóng Phí bảo Hiểm Nhân Thọ

Nỗi lo chung của rất nhiều người khi tham gia bảo hiểm nhân thọ là trong suốt thời gian tham gia hợp đồng bảo hiểm nếu không may bị kẹt tiền đóng phí thì phải làm sao?

Và đây cũng chính là lý do khiến cho nhiều người do dự và không đưa ra quyết định mua hợp đồng bảo hiểm nhân thọ.

Và ngay cả những người khi đã có hợp đồng một thời gian và đến kỳ hạn đóng phí thì bị kẹt tiền và không biết hỏi ai vì người tư vấn cho họ không còn làm việc nữa. Và từ đó nhiều người chọn cách không duy trì hợp đồng, bỏ giữa chừng và dẫn đến trường hợp hợp đồng bảo hiểm bị mất hiệu lực và bạn bị mất tiền.

Những điều tôi vừa đề cập ở trên là những điều phổ biến và nó xảy ra mỗi ngày trong cuộc sống của chúng ta. Thấu hiểu điều đó nên tôi đã soạn ra bài viết này với hi vọng giúp bạn không phải bị mất tiền, mất quyền lợi một cách oan uổng và quan trọng là mất niềm tin vào bảo hiểm nhân thọ.

Dưới đây chính là những cách giải quyết dành cho bạn:

1. Sử dụng quyền gia hạn 60 ngày đóng phí

Bất kỳ công ty bảo hiểm nhân thọ nào, sản phẩm nào khi kinh doanh tại Việt Nam thì cũng phải tuân theo luật kinh doanh bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam, đó chính là khách hàng có 60 ngày gia hạn đóng phí.

Điều này có nghĩa là khi bạn tới ngày đóng phí bạn có quyền đóng vào ngày đó hoặc đóng sau đó trong vòng 60 ngày.

Giả sử ngày hôm nay ngày 22.04.2022 khi tôi đang viết bài viết này là ngày mà hợp đồng của bạn được thông báo là ngày tới hạn đóng phí. Theo quy định của luật kinh doanh bảo hiểm thì khách hàng có thể đóng vào ngày 22.04.2022 hoặc đóng trước ngày 22.06.2022 là không thành vấn đề.

Mọi quyền lợi bảo vệ trong hợp đồng không hề bị ảnh hưởng, nếu không may khách hàng gặp rủi ro thì công ty bảo hiểm vẫn phải giải quyết quyền lợi một cách đầy đủ cho khách hàng.

Tuy nhiên đối với quyền lợi này bạn nhớ là bạn không nên lạm dụng nó. Vì tôi thấy rất nhiều khách hàng sau khi được chia sẻ quyền lợi này thì họ đều sử dụng nó cho đến ngày 59, 60 mới bắt đầu đóng phí.

Và bạn nên nhớ nếu như bạn sử dụng 1 lần mà không đóng bù cho nó trong kỳ tiếp theo thì bạn coi như đã bị mất quyền này, và lỡ những lần sau bạn không may bị trường hợp kẹt tiền đóng phí nữa thì bạn phải làm sao?

2.Chuyển đổi định kỳ đóng phí

Nếu khi bạn tham gia hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, bạn chọn định kỳ đóng phí năm thì đây là điều may mắn. Vì bạn còn cơ hội được chuyển xuống định kỳ đóng phí nửa năm, quý thậm chí tháng nếu công ty có chính sách.

Với định kỳ đóng phí năm số tiền đóng phí của bạn có thể lên đến vài chục triệu, 20 triệu, 30 triệu, 50 triệu thì số tiền quá lớn để bạn xoay sở trong thời gian ngắn như dịch covid phong tỏa toàn quốc chẳng hạn.

Nhưng nếu bạn chuyển đổi định kỳ đóng phí sang nửa năm hoặc quý thì số tiền còn khá thấp, chỉ từ vài triệu một quý thì khả năng bạn có thể xoay trở là rất dễ dàng. Và như vậy hợp đồng của bạn vẫn tốt và không hề bị ảnh hưởng. Tiền tích lũy bạn vẫn còn và quyền lợi bạn vẫn được bảo vệ.

3. Vay từ giá trị hoàn lại

Đối với một số sản phẩm bảo hiểm truyền thống, bạn được quyền vay lại tiền từ giá trị hoàn lại và số tiền này bạn có thể vay được khoảng 80% giá trị hoàn lại.

Với quyền lợi này sẽ giúp cho bạn giải quyết một số trường hợp bạn kẹt tiền khẩn cấp, bạn vay một thời gian ngắn rồi hoàn trả lại.

Trong quá trình vay từ giá trị hoàn lại hợp đồng của bạn vẫn đảm bảo hoạt động, mọi quyền lợi bảo vệ của bạn cũng được đảm bảo và mọi rủi ro của bạn sẽ được thanh toán một cách đầy đủ.

Đây là một phương pháp giúp bạn đảm bảo hợp đồng không bị ảnh hưởng và không bị hủy hợp đồng. Tuy nhiên khi vay từ giá trị hoàn lại bạn sẽ tốn một khoản lãi do mặc dù khi bạn vay từ giá trị hoàn lại nhưng công ty vẫn tính lãi dựa trên giá trị tài khoản hợp đồng của bạn.

4. Sử dụng quyền linh hoạt đóng phí

Ngày nay với sự phát triển của kinh tế đầu tư thì bảo hiểm nhân thọ không chỉ là sản phẩm truyền thống nữa mà dòng sản phẩm đầu tư đã dần chiếm ưu thế và được khách hàng ưa chuộng.

Một trong những lý do sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư được ưa chuộng là do dòng sản phẩm này được quyền linh hoạt đóng phí. Tức là chỉ cần bạn đảm bảo đóng đúng và đủ trong vòng 4 năm đầu thì kể từ năm thứ 5 bạn được quyền linh hoạt đóng phí.

Nếu trong thời gian ngắn bạn kẹt tiền đóng phí thì đối với sản phẩm này bạn vẫn có thể không đóng phí ở kỳ đó và đến kỳ sao bạn đóng lại bù. Hoặc bạn đóng ít hơn số tiền ban đầu miễn sao giá trị tài khoản hợp đồng của bạn còn đủ trừ phí rủi ro và phí quản lý hợp đồng thì hợp đồng của bạn vẫn đảm bảo đầy đủ.

Mọi rủi ro của bạn cũng được bảo vệ đầy đủ mà không bị ảnh hưởng và hợp đồng cũng không bị hủy.

Tuy nhiên bạn nên nhớ rằng đừng lạm dụng quyền lợi này vì đây là sản phẩm đầu tư, nếu bạn đầu tư ít thì sinh lời ít.

5. Giảm số tiền bảo hiểm

Phí bảo hiểm bạn đóng hàng năm nó phụ thuộc rất nhiều vào số tiền bảo hiểm của bạn, hay còn gọi là tiền nào của đó. Nhưng có một số trường hợp bạn mua hợp đồng bảo hiểm nhưng bạn không đánh giá được khả năng tài chính của mình. Tức là một năm bạn dư chỉ có 10 triệu nhưng bạn mua hợp đồng với số phí bạn đóng lên đến 20 triệu.

Điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng duy trì hợp đồng của bạn. Và nếu bạn gặp trường hợp này thì bạn vẫn có quyền đến công ty bảo hiểm yêu cầu họ giảm số tiền bảo hiểm phù hợp theo khả năng thực tế của bạn mà không cần phải hủy hợp đồng.

Khi bạn yêu cầu giảm số tiền bảo hiểm thì mọi quyền lợi bạn vẫn nhận đầy đủ nhưng nó sẽ ít hơn số tiền bạn dự định nhận ban đầu. Do đó bạn cần cân nhắc kỹ khi tham gia cũng như khi giảm số tiền bảo hiểm bạn nhé.

6. Sử dụng thẻ tín dụng

Ngoài những phương pháp trên thì còn một số phương pháp bên ngoài nữa mà tôi hay sử dụng khi tôi kẹt tiền đóng phí bảo hiểm đó chính là tôi sử dụng thẻ tín dụng của mình.

Trong một số trường hợp khi kẹt tiền tôi có thể kết hợp quyền lợi gia hạn đóng phí 60 ngày kèm theo quẹt thẻ tín dụng. Thì bạn biết đó thẻ tín dụng có chức năng quẹt thẻ miễn lãi trong vòng 45 ngày sau đó mới tính lãi.

Và như vậy nếu bạn biết linh hoạt thì bạn đã có đến 105 ngày không tính lãi.

Hiện nay để làm một thẻ tín dụng thì không hề khó, do đó tôi khuyên bạn nên chuẩn bị cho mình một chiếc thẻ khi cần và nó sẽ giúp cho bạn rất nhiều ngay cả khi bạn kẹt tiền đóng phí bảo hiểm.

7. Vay ngân hàng bằng hợp đồng bảo hiểm của bạn

Một trong những lý do mà bạn nên xem hợp đồng bảo hiểm nhân thọ của mình như tài sản của bạn đó chính là bạn cũng có thể dùng chính hợp đồng của bạn đến ngân hàng vay tiền.

Vay Tiền Bằng Hợp Đồng Bảo Hiểm Nhân Thọ
Vay Tiền Bằng Hợp Đồng Bảo Hiểm Nhân Thọ

Hiện nay ngân hàng họ đồng ý cho khách hàng có hợp đồng bảo hiểm vay tiền và số tiền vay này lên đến 5 hoặc 10 lần thu nhập hàng tháng của họ.

Và nếu bạn đang kẹt tiền, cần tiền sử dụng và đóng phí bảo hiểm bạn có thể đem hợp đồng mình đi vay nhé nhưng nhớ vay trong giới hạn đừng vay quá nhiều rồi không có khả năng chi trả.

8. Khôi phục hiệu lực hợp đồng nếu không may hợp đồng mất hiệu lực

Và một trong những phương pháp cuối cùng tôi muốn nhắc bạn là nếu không may vì một lý do gì đó mà hợp đồng của bạn bị mất hiệu lực. Thì đối với quy định của bảo hiểm nhân thọ nếu hợp đồng của bạn bị mất hiệu lực hợp đồng thì bạn được quyền khôi phục trong 2 năm.

Có nhiều khách hàng khi tham gia bảo hiểm nhân thọ vì kẹt tiền đóng phí và lỡ bị mất hiệu lực hợp đồng rồi quyết định bỏ luôn vì không biết quyền lợi này.

Và sau đó đi tham gia hợp đồng mới, nhưng bạn nên nhớ rằng khi bạn tham gia hợp đồng mới phí cao hơn, rủi ro cao hơn và khả năng chấp nhận bảo hiểm thấp hơn.

Bạn cũng lưu ý là nếu trong trường hợp hợp đồng của bạn bị mất hiệu lực mà bạn muốn khôi phục thì khả năng bạn phải khám sức khỏe và đóng một khoản tiền cần thiết. Do đó không nên để hợp đồng của bạn bị mất hiệu lực nhé.

Làm thế nào để nằm viện mà không tốn tiền?

Như vậy với 8 phương pháp xử lý ở trên trong trường hợp bạn bị kẹt tiền đóng phí bảo hiểm nhân thọ của mình. Tôi hi vọng giúp bạn có một sự an tâm hơn khi bạn tham gia bảo hiểm nhân thọ. Và có quyết định tốt nhất cho bạn và gia đình bạn.

Mọi thắc mắc khác bạn có thể liên hệ với tôi nhé. Chúc bạn thành công!!

error: Content is protected !!